• Liên Ban quản lý rừng phòng hộ: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Ban quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan, môi trường Mường Phăng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2022 và triển khai kế hoạch quản lý bảo vệ phát triển rừng năm 2023
  • Thời gian đăng: 15/02/2023 04:15:23 PM
  • Ngày 13/02/2022, tại Thành Phố Điện Biên Phủ; Các ban Quản lý rừng phòng hộ; đặc dụng: Tuần Giáo; Điện Biên; Mường Chà; Mường Phăng; Mường Nhé tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2022; triển khai Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2023. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND huyện Điện Biên; các phòng chuyên môn thuộc Sở; Thanh Tra Sở; Chi Cục Lâm nghiệp; Trung tâm thiết kế và điều tra quy hoạch rừng; Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên; lãnh đạo các Ban quản lý rừng và viên chức trực thuộc các Ban.
  •       Hiện nay, trên toàn tình Điện Biên có 05 Ban Quản lý rừng gồm Ban quản lý rừng phòng hộ: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan, môi trường Mường Phăng. Tổng diện tích được giao quản lý là 78.494,56 ha; rừng đặc dụng là 49.046,56 ha, chiếm tỷ lệ 62,49%; rừng phòng hộ là 29.448,00 ha, chiếm 37,51%.

    DSCN6004.JPG

    Đồng chí: Bùi Nam Thái - Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ Điện Biên Thông qua Báo cáo tổng kết năm 2022

          Theo đánh giá tại Hội nghị, công tác quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng năm 2022 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Công tác trồng, chăm sóc rừng; khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng đạt theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra; diện tích rừng của các Ban quản lý cơ bản được quản lý bảo vệ tốt, tình trạng cháy rừng không xảy ra, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng giảm so với năm 2021. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện góp phần tạo sinh kế nâng cao đời sống người dân sống gần rừng; công tác phát triển du lịch sinh thái bước đầu được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện; năng lực công tác của đội ngũ viên chức đã có chuyển biến tích cực đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm.

    2_2.JPG

    3.JPG

    4.JPG

    5.JPG

    Lãnh đạo Ban QL rừng Phòng Hộ Tuần Giáo; Mường Chà; Ban Mường Nhé; Ban Mường Phăng phát biểu tham luận tại hội nghị

        Tại Hội nghị đã biểu dương khen thưởng đối với 05 tập thể và 10 cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng năm 2022.

    6.JPG

    Đại diện các tập thể lên nhận khen thưởng

    7.JPG

    Các cá nhân lên nhận khen thưởng

          Tuy nhiên, công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ vẫn còn gặp những khó khăn thách thức cần có các giải pháp quyết liệt để thực hiện trong thời gian tới, như: hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật và lấn chiếm đất rừng vẫn còn diễn ra và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn; phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Chế độ đãi ngộ đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thấp; Quyết định giao vốn hàng năm của tỉnh một số hạng mục còn chậm, thường giao khối lượng trước, giao vốn sau (KNTS rừng, đóng mốc rừng phòng hộ); Quy hoạch 3 loại rừng chưa đồng bộ với giao đất giao rừng dẫn đến có chỉ tiêu đã thực hiện đủ nhưng không được phê duyệt; Công tác giao đất giao rừng cho các Ban rừng phòng hộ khó thực hiện do nhiều nơi, người dân, cộng đồng dân cư bản không đồng thuận, không muốn giao đất giao rừng cho Ban quản lý. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Ban quản lý rừng vẫn còn khó khăn, do các Ban quản lý rừng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.

         Trong thời gian tới, các Ban Quản lý rừng tiếp tục đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ- CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ; Thực hiện kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy theo Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 10/02/2023; thực hiện đề án tự chủ về tài chính giai đoạn 2022-2023./.

    MP.JPG

    Đại biểu đơn vị Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan, môi trường Mường 

    db.JPG

    Đại biểu đơn vị Ban Quản lý rừng Phòng hộ Điện Biên

    mn.JPG

    Đại biểu đơn vị Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

    nu.JPG

    Đại biểu là viên chức nữ của 5 Ban Quản lý rừng phòng hộ; đặc dụng

  • Tác giả: Tạ Thị Phương
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Đơn vị quản lý: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Đang cập nhật
  • Giấy phép số 33/GP-STTTT, cấp ngày 10/01/2020, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên cấp
  • Ghi rõ nguồn "bttnmuongnhe.org.vn" khi sử dụng lại thông tin.
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên