• Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả
  • Thời gian đăng: 28/11/2023 02:52:28 PM
  • Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2023-2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngày 06/11/2023, Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé ban hành Công văn số 581/DTMN-QLBV&PTRĐD về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2023-2024.
  • Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa bàn 5 xã biên giới gồm: Sín Thầu; Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và Nậm Kè huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có tọa độ địa lý như sau:

    + Từ 2105850 đến 2203323 vĩ độ Bắc;

    + Từ 10201925 đến 10202953 kinh độ Đông.

    Có ranh giới tiếp giáp như sau:

    - Phía Bắc giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa;

    - Phía Đông Nam giáp xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ;

    - Phía Đông giáp rừng phòng hộ, đất sản xuất của các bản vùng đệm;

    Untitled-1-.jpg

    Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đã được giao quản lý với tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 46.730,51 ha, diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất là 45.908,27 ha (diện tích còn lại 822,24 ha thuộc hành lang biên giới không được cấp sổ), trong đó:

    Tổng diện tích đất có rừng của Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé tại thời điểm hiện tại là 36.104,70 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 77,26% tổng diện tích quản lý.

    Toàn bộ diện tích rừng đều là rừng tự nhiên, với 02 kiểu rừng chính: rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh (35.911,99 ha, chiếm 99,46%) và rừng tự nhiên hỗn giao gỗ và tre nứa (192,71 ha, chiếm 0,54%); diện tích đất chưa có rừng là 10.625,81ha, chiếm 22,7% tổng diện tích.

    Khu vực có dạng địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh bởi các dông núi có độ dốc lớn. Phía Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Lào trải dài qua địa phận của 5 xã là dãy Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với đỉnh cao nhất là đỉnh Pu Pá Kun (1.892m). Phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung là các dãy núi Phú Ta Long San, Phú Tu Na với cao đỉnh 1.405. Phía Đông Nam thuộc địa phận của xã Nậm Kè là các dông núi có độ cao trung bình trên 1.000 m. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi thấp. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

    Khí hậu của khu vực mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Do được dãy Hoàng Liên Sơn che khuất nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa lạnh kết thúc sớm, nền nhiệt độ không xuống quá thấp. Một năm gồm hai mùa, mùa mưa, nóng ẩm mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Tây Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 7. Gió Tây khô nóng trên cao cũng hoạt động trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7.

     Để thực hiện tốt công tác Quản lý BVR, PCCCR mùa khô 2022-2023, đơn vị đã cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của các cấp và căn cứ tình hình thực tiễn tại cơ sở để ban hành các văn bản chỉ đạo và kế hoạch triển khai đến các nhóm nhận khoán bảo vệ rừng và gửi các đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp thực hiện hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

    Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm đối với một chủ rừng, Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé Nhé, sau khi được tổ chức kiện toàn theo Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 10/2/2023 của UBND tỉnh Điện Biên về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nhiệp và Phát triển nông thôn. Đơn vị đã xây dựng và ban hành Nội quy số 409/NQ-DTMN ngày 03 tháng 8 năm 2023 quy định một số nội dung liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong lâm phần Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé và tổ chức công khai đến các cơ quan đơn vị, cộng đồng và toàn thể nhân dân trên địa bàn được biết để phối hợp và thực hiện nghiêm.

    Tổ chức họp dân tuyên truyền phổ biến pháp luật, phổ biến văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo của các cấp trong công tác QLBVR, PCCCR, kết quả trong 10 tháng của 2023 đã tổ chức được 64 buổi họp dân với sự tham gia của 3.177 lượt người.

    Tổ chức cho đại diện các hộ gia đình là thành viên nhóm nhận khoán ký cam kết bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường với số người tham gia: 1.970 thành viên; Tổ chức cho 28/28 bản cộng đồng ký cam kết bảo vệ rừng khi triển khai chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023.

    Tổ chức 05 lớp tập huấn đối với các thành viên tham gia nhận khoán bảo vệ rừng về nâng cao nhận thức về pháp luật Lâm nghiệp

    Trong Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé hiện có 112 biển tam giác cấm lửa; 21 biển nội quy, năm 2023 đơn vị lắp đặt thêm 06 biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng. Nhằm nâng cao hiệu quả dự báo trước nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy để có phương pháp PCCC rừng đơn vị đã chủ động ứng dụng phần mềm viễn thám, bộ công cụ SMART; thường xuyên cử viên chức tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và tự tổ chức tập huấn cho lực viên chức, người lao động trong việc sử dụng phần mềm chuyên ngành.

    3.jpg

    Tổ bảo vệ rừng ứng dụng phần mềm SMART vào triển khai nhiệm vụ

    Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đã thành lập Ban chỉ huy PCCCR giai đoạn 2023-2028, gồm: Trưởng ban; 02 Phó ban; 9 thành viên theo Quyết định số 414 /QĐ-DTMN ngày 07 tháng 8 năm 2023Thành lập tổ PCCCR cơ sở giai đoạn 2023-2028, gồm: 7 tổ PCCCR; 47 thành viên theo Quyết định số 417 /QĐ-DTMN ngày 11 tháng 8 năm 2023; Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR của Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé theo Quyết định số 421/QĐ-DTMN ngày 14 tháng năm 2023.Phân công nhiệm vụ của các tổ PCCCR cơ sở giai đoạn 2023-2028 theo Quyết định số 431 /QĐ-DTMN ngày 15 tháng 8 năm 2023

    Hằng năm đơn vị triển khai hiệu quả công tác khoán bảo vệ rừng đặc dụng đối với 42 nhóm nhận khoán là cộng đồng bản vùng đệm và đơn vị lực lượng vũ trang như Công an, Đồn Biên Phòng, Ban chỉ huy quân sự xã, đội cảnh sát cơ động từ đó thu hút mọi thành phần và người dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR đạt hiệu quả.

     Đồng thời các Tổ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng các xã thường xuyên phối hợp với 33 tổ phòng cháy chữa cháy rừng tại các bản vùng đệm với 357 thành viên do UBND các xã thành lập.

    Để chủ động phòng ngừa, ứng phó và ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ cháy rừng, hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng, đồng thời nhằm đánh giá tình hình nguồn lực, hiện trạng rừng đối với khu vực thuộc phân vùng trọng điểm cháy làm cơ sở đề ra các giải pháp triển khai trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR đơn vị đã tổ chức kiểm tra điều kiện, an toàn về PCCCR tại địa bàn được giao quản lý tại 05 xã vùng đệm để đảm bảo hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng ở cơ sở thực hiện đúng theo kế hoạch, phương án đã xây dựng.

    Qua việc triển khai các giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng PCCCR đặc biệt việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị và các văn bản liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đến quần chúng nhân dân. Qua đó nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, hộ gia đình và người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR được nâng lên.

    Trong năm 2023, Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt; tỷ lệ che phủ rừng đạt 77,26% tăng 0,09% so với năm 2022; lâm phần Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé không để xảy ra vụ cháy rừng nào.

    Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2023-2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngày 06/11/2023, Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé ban hành Công văn số 581/DTMN-QLBV&PTRĐD về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2023-2024.

    Theo đó Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

    Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 441/CĐ-TTg ngày 22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại: Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 17/6/2022 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh; Công văn số 4861/UBND-KTN ngày 18/10/2023 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/11/2023 của UBND huyện Mường Nhé về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn huyện ường Nhé; Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 28/6/2021 ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng, phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh và các văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về công tác QLBVR, PCCCR;

    Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp đảm bảo đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương; vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; khuyến khích, động viên nhân dân tham gia đấu tranh, ngăn chặn và tố giác các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; chú trọng việc phát hiện, nêu gương điển hình trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.

    hopdan2.jpg

    Tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng Nậm Kè tổ chức họp dân tuyên truyền

    Triển khai các biện pháp thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường kiểm tra, giám sát coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong suốt thời kỳ cao điểm về cháy rừng, tuyệt đối không được chủ quan lơ là, mất cảnh giác.

    Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy; nghiêm cấm việc dùng lửa ở trong rừng khi cấp dự báo cháy rừng đạt cấp IV, V.

    Kiểm tra, rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư; bố trí nguồn lực đầy đủ theo phương châm “bốn tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.

    Tổ chức trực, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian.

    Thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có cháy rừng xảy ra; điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để đề xuất xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

    Theo dõi thường xuyên thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng để chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

    Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời. Khi có cháy rừng xảy ra.

     

  • Tác giả: Tạ Thị Phương
  • Nguồn tin: Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Đơn vị quản lý: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Đang cập nhật
  • Giấy phép số 33/GP-STTTT, cấp ngày 10/01/2020, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên cấp
  • Ghi rõ nguồn "bttnmuongnhe.org.vn" khi sử dụng lại thông tin.
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên