• Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học; đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng vững”;
  • Thời gian đăng: 17/11/2023 04:10:41 PM
  • Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học; đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững tại khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và tại Khu rừng đặc dụng Mường Nhé riêng bởi vì từ trước đến nay. Ngày 24/12/2021, Ban quản lý Khu dự trữ thiên hiên Mường Nhé đã được UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 3319/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 về phê duyệt kết quả nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học; đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng vững”;
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã cho thấy được mức độ đa dạng sinh học hiện nay của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé còn tương đối cao, đợt điều tra đã xác định được đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái rừng tại khu rừng đặc dụng Mường Nhé với hệ thực vật rất đa dạng và phong phú (đa dạng về thành phần loài, khu vực phân bố, dạng sống, nguồn gốc địa lý và giá trị sử dụng), đã mô tả được đặc điểm về cấu trúc tầng thứ, cấu trúc tổ thành, phân bố của các loài thực vật theo từng trạng thái rừng. Đặc biệt, đợt điều tra đã ghi nhận tại đây có nhiều loài động, thực vật, côn trùng quý hiếm, có giá trị với 976 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 606 chi, 172 họ (trong đó có 128 loài quý hiếm); 720 loài LSNG là thực vật bậc cao có mạch, thuộc 481 chi, 150 họ trong 5 ngành (trong đó có 69 loài đặc hữu, quý, hiếm); 79 loài thú thuộc 24 họ và 8 bộ, 260 loài chim thuộc 59 họ và 17 bộ, 119 loài Bò sát-Ếch nhái (trong đó xác định được 97 loài động vật với 32 loài thú, 43 loài chim, 18 loài Bò sát, 4 loài Ếch nhái thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm) và đã xác định được 04 khu vực cư trú quan trọng của động vật hoang dã tại Khu dự trữ  thiên nhiên Mường Nhé; ghi nhận 300 loài côn trùng thuộc 135 giống, 59 họ, 11 bộ. Ngoài ra, kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng đã đánh giá được các tác động của điều kiện lập địa, điều kiện kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của môi trường lâm nghiệp đối với công tác bảo tồn đa dang sinh học tại đây.

    culi.jpeg

    Từ thực trạng, kết quả điều tra đa dạng sinh học, các tác động, ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu rừng đặc dụng Mường Nhé, việc xây dựng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo tồn đa dang sinh học và quản lý rừng bền vững tại đây càng có ý nghĩa cấp thiết hơn. Đây là cơ hội để tỉnh Điện Biên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên và Môi trường xem xét, đánh giá lại thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu rừng đặc dụng Mường Nhé để từ đó đưa ra các định hướng cần thực hiện trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian tới, cũng là cơ hội để chủ khu rừng đặc dụng là Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nhìn lại, thấy được mình đang có tài nguyên gì, cái gì cần được tập trung bảo vệ, cái gì cần được phát triển, các giải pháp cần tổ chức thực hiện để đảm bảo mục tiêu bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học trên khu rừng mình được giao quản lý.

  • Tác giả: Tạ Thị Phương
  • Nguồn tin:
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Đơn vị quản lý: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Đang cập nhật
  • Giấy phép số 33/GP-STTTT, cấp ngày 10/01/2020, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên cấp
  • Ghi rõ nguồn "bttnmuongnhe.org.vn" khi sử dụng lại thông tin.
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên