• Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé
  • Thời gian đăng: 10/10/2023 08:03:00 AM
  • Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé được biết đến là một trong những khu dự trữ có diện tích lớn tại Việt Nam, nằm trên địa giới hành chính của 5 xã huyện Mường Nhé giáp với 2 nước bạn CHDCND Lào và Trung Quốc. Được đánh giá là một trong những khu dự trữ có tiềm năng và sự phong phú về đa dạng sinh học lớn tại Việt Nam, được ghi nhận với hơn 1.811 loài động vật và 976 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 606 chi, 172 họ trong 5 ngành, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị nghiên cứu và bảo tồn nằm trong sách đỏ của Việt Nam.
  • Nhận thấy các nghiên cứu về tài nguyên động vật ở Khu DTTN Mường Nhé, về cơ bản đã ghi nhận và đã cho thấy được sự đa dạng sinh học tại đây. Tuy nhiên một số nghiên cứu về các loài như: dơi, dặm nhấm, chuột, bò sát và lưỡng cư còn hạn chế, chưa thực sự có đánh giá tổng quan về giá trị đa dạng của các nhóm loài này. Trên cơ sở nhằm đánh giá, bổ sung thêm về tính đa dạng của những loài này Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có công văn số 1291/STTNSV về việc xin phép cho đoàn cán bộ khoa học đến khảo sát thực địa. Đánh giá được tính cần thiết và mức độ quan trọng trong việc điều tra, bảo tồn các loài động vật đặc hữu trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên nói chung, Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé nói riêng, UBND tỉnh đã có công văn số 3963/UBND-NC về việc đồng ý cho Đoàn công tác Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đến làm việc tại tỉnh Điện Biên, Ban quản lý Khu DTTN Mường Nhé đã có công văn số 492/DTMN-KH-BTTN-PTDL đồng ý cho phép điều tra thực địa. Trong những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/2023 đoàn nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Nghiên cứu hệ Gen cùng các chuyên gia Nhật Bản đã đến điều tra, nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và hiện trạng quần thể của một số loài Gặm nhấm, dơi, chuột chù, bò sát và lưỡng cư tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

    z4766090040631_c72787eeb652de0e987dd29d6731bf1e.jpg

                                                                                       Sinh cảnh nơi đoàn nghiên cứu làm việc

    Bằng việc sử dụng những loại bẫy đơn giản như bẫy cốc, bẫy hộp, bẫy lưới mờ…vv mà không làm ảnh hưởng đến các loài đã bẫy được, kết hợp với các phương pháp điều tra theo tuyến ở các đai độ cao khác nhau từ 1000m đến 1.600 m tại 2 tuyến điều tra thuộc lâm phần rừng đặc dụng địa bàn Trạm QLBVRĐD xã Leng Su Sìn và Sín Thầu quản lý, đoàn chuyên gia đã thu được nhiều mẫu vật phục vụ công tác nghiên cứu. Những mẫu vật đã được xác định về thành phần loài, ghi nhận sự tồn tại của loài tại Khu DTTN Mường Nhé sẽ được thả lại về tự nhiên, một số loài chưa được xác định cụ thể sẽ được các chuyên gia xử lý và lưu mẫu vật thành các tiêu bản để tiếp tục phục vụ công tác nghiên cứu.

    z4766091345002_29a9d54b3807ea2aaeb32b7a2d30644d.jpg

    z4766098424590_83a9954f2219d084f37cd6a875208a77.jpg

    z4766098436672_439771599f4c121f3bfcc6a6b10492a2.jpg

                                Một số loại bẫy đơn giản được sử dụng trong đợt nghiên cứu

    Trong thời gian nghiên cứu ngoài thực địa, đoàn đã thực hiện đúng các nội dung, chương trình nghiên cứu với sự tham gia, phối hợp của Phòng Khoa học, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, Trạm QLBVRĐD Leng Su Sìn và Trạm QLBVRĐD Sín Thầu; thực hiện tuân thủ các quy chế hoạt động Nghiên cứu khoa học của đơn vị, cam kết không làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu DTTN Mường Nhé. Kết thúc đợt nghiên cứu đoàn đã ghi nhận 19 loài thú nhỏ (Dơi, gặm nhấm và chuột chù) thuộc 6 họ 3 bộ, 20 loài lưỡng cư.

    z4766098095376_7227444045e5d86d7512c25ef0188ae9.jpg

    z4766098226377_fabbe52b93410cd6a175cb9ed9e4baf2.jpg

                                                  Các chuyên gia thu thập, xác định thành phần loài các loại mẫu vật

    Đại diện đoàn nghiên cứu ông TS. Nguyễn Trường Sơn, GS.TS. Masaharu Motokawa cho biết đoàn đã thật sự ngạc nghiên về tính đa dạng sinh học tại Khu DTTN Mường Nhé và hứa với Ban quản lý Khu dự trữ sẽ quay lại có thêm nhiều dự án nghiên cứu khoa học mới tại Khu DTTN Mường Nhé.

  • Tác giả: Lường Văn Toàn - Phòng Khoa học, bảo tồn thiên nhiên và PTDL
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé: Nơi “dưỡng - sinh” của động vật hoang dã
  • Liên Ban quản lý rừng phòng hộ: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Ban quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan, môi trường Mường Phăng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2022 và triển khai kế hoạch quản lý bảo vệ phát triển rừng năm 2023
  • Tổ chức Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023
  • Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính
  • Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2023
  • Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tổ chức Hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm 2023
  • Ứng dụng công nghệ bảo vệ rừng hiệu quả
  • Hoạt động ngoại khóa "Chúng em với rừng xanh" năm 2022
  • Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé thăm quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
  • Tập trung thực hiện nhiệm vụ Cải cách hành chính năm 2022
  • Trang: 
  • 71-80 of 98<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  >
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Đơn vị quản lý: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Đang cập nhật
  • Giấy phép số 33/GP-STTTT, cấp ngày 10/01/2020, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên cấp
  • Ghi rõ nguồn "bttnmuongnhe.org.vn" khi sử dụng lại thông tin.
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên