Kiểm tra an toàn PCCCR là một trong những nhiệm vụ quan trọng chủ rừng phải thực hiện trước và trong mùa khô hanh và được quy định tại Điều 50, Nghị định 156/NĐ-CP của Chính phủ. Nhằm cụ thể hoá các quy định đó, Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đã ban hành Kế hoạch số 610/KH-DTMN ngày 16/11/2023 về việc kiểm tra an toàn PCCCR mùa khô năm 2023 – 2024.
Tổ kiểm tra an toàn PCCCR làm việc với các tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng
Tại buổi kiểm tra tại các địa bàn, tổ kiểm tra an toàn PCCCR Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đã được nghe các tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng báo cáo tình hình PCCCR, đảm bảo an toàn PCCCR mùa khô năm 2023 – 2024. Đồng thời tổ kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, tài liệu về công tác phòng cháy chữa cháy rừng của các tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng. Tổ kiểm tra cũng đã thực hiện việc kiểm tra hiện trạng các công trình, trang thiết bị PCCCR, xác định vùng trọng điểm cháy và kiểm tra thực địa khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng trên địa bàn.
Qua nghe các báo cáo của các tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng, tổ trưởng và các thành viên trong tổ kiểm tra đã ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo, việc xây dựng, triển khai các VB, kế hoạch BVR, PCCCR, phương án PCCCR giai đoạn 2023 – 2025 và giai đoạn 2023 - 2028 của đơn vị trên địa bàn, việc quản lý các hồ sơ PCCCR, hồ sơ nương, ruộng nằm trong và giáp ranh Khu dự trữ.... Đồng thời, yêu cầu các tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra và phối hợp giữa các lực lượng đứng chân trên địa bàn, các nhóm nhận khoán trong công tác BVR, PCCCR.
Tổ kiểm tra các công trình PCCCR và kiểm tra thực địa trong Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé
Kết luận buổi kiểm tra tổ kiểm tra nhấn mạnh: Các tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng trong thời gian tới cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các văn bản triển khai của đơn vị đến nhân dân các bản vùng đệm Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé như: Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/NĐ-CP năm 2018, Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban bí thư, Nghị định 35/2019, Nghị định 07/2022/NĐ-CP...; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng nhất là những tháng cao điểm cháy rừng, huy động kịp thời lực lượng chữa cháy tại chỗ khi có cháy rừng xảy ra; rà soát phương án PCCCR trên địa bàn; chú trọng hoàn thiện bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn; đề xuất, kiến nghị trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cần thiết cho PCCCR. Tổ kiểm tra đề nghị Tổ chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng làm tốt hơn nữa trong việc nắm bắt thông tin, theo dõi, điều tra, phối hợp các lực lượng kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực rừng và đất lâm nghiệp. Cần có các biện pháp mạnh, để răn đe các đối tượng, không để xảy ra điểm nóng về cháy rừng, phá rừng, tạo tiền lệ xấu trong công tác BVR, PCCCR trên địa bàn. Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tham mưu chính quyền địa phương hướng dẫn, kiểm tra công tác PCCCR nhằm chủ động, kịp thời ứng phó với các nguy cơ cháy rừng, hạn chế mức thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn được giao quản lý.