Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa giới hành chính 05 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Có toạ độ địa lý: từ 22o1’ đến 22o24’ vĩ độ Bắc và từ 102o8’ đến 102o33’ kinh độ Đông. Gồm 27 tiểu khu: 61, 82, 83, 84, 93, 94, 95, 107, 109, 129, 130, 131, 149, 159, 162, 163, 172, 173, 177, 178, 108A, 108B, 108C, 168B, 81B, 94A, 95A với phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
Phía Bắc giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa;
Phía Nam giáp xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé và xã Na Cô Sa huyện Nậm Pồ;
Phía Đông giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu;
Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có tổng diện tích được quy hoạch là 47.228 ha. Hiện tại, Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đã được giao quản lý với tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 46.730,51 ha ; Tỷ lệ che phủ rừng đạt: 77,27%.
Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé quản lý theo 03 phân khu chức năng như sau:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Tổng diện tích là 24.238,15 ha (chiếm 51,87% tổng diện tích đã được giao quản lý), tập trung tại các tiểu khu 61, 81B, 82, xã Sín Thầu; tiểu khu 107, 108A, 108B, 108C, xã Leng Su Sìn; tiểu khu 129, 130, xã Chung Chải; tiểu khu 149, 159, 162, 172, xã Mường Nhé; tiểu khu 173, 177, 178, xã Nậm Kè. Trong đó: diện tích đất có rừng 18.161,51 ha (trong đó: rừng trung bình: 2.622,54 ha; rừng nghèo: 7.445,10 ha; rừng nghèo kiệt: 9,62 ha; rừng chưa có trữ lượng: 8.084,25 ha).
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Tổng diện tích là 22.208,23 ha (chiếm 47,52% tổng diện tích đã được giao quản lý), tập trung tại các tiểu khu 61, 82, xã Sín Thầu; tiểu khu 83, 84, 93, 94, 95, 107, xã Leng Su Sìn; tiểu khu 94A, 95A, 108C, 109, xã Chung Chải; tiểu khu 131, 149, 159, 162, 163, 172, xã Mường Nhé; tiểu khu 168B, 173, 177, 178, xã Nậm Kè. Trong đó: diện tích đất có rừng 17.554,55 ha (trong đó: rừng trung bình: 2.025,8 ha; rừng nghèo: 5094,21 ha; rừng nghèo kiệt: 504,49 ha; rừng chưa có trữ lượng: 9.930,05 ha).
+ Phân khu dịch vụ, hành chính: Tổng diện tích là 284,13 ha (chiếm 0,61% tổng diện tích đã được giao quản lý), tập trung tại tiểu khu 95A, xã Chung Chải. Trong đó: diện tích đất có rừng là 264,27 ha (trong đó: trạng thái rừng nghèo: 85,79 ha; rừng chưa có trữ lượng: 66,76 ha; rừng hỗ giao: 111,72 ha).
Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có địa hình vùng núi cao, bị chia cắt mạnh bởi các dông núi có độ dốc lớn. Phía Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Lào trải dài qua địa phận của 5 xã là dãy Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với đỉnh cao nhất là đỉnh Pu Pá Kun (1.892m). Phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung là các dãy núi Phú Ta Long San, Phú Tu Na với cao đỉnh 1.405m. Phía Đông Nam thuộc địa phận của xã Nậm Kè là các dông núi có độ cao trung bình trên 1.000 m. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi thấp. Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao với đồi núi thấp và bằng nên chứa đựng giá trịcao về hệ sinh thái rừng, cảnh quan thiên nhiên. Phầnlớnđịahìnhnúicaovànúitrungbình,vớihệthốngthủyvănkháphongphú tạo nên thác đẹp: Thác Rồng 1, Thác Rồng 2, Thác Đa tự (đầu nguồn suối Păng Pơi), suốiNậm Ma,bãi tắm Phù Phang, điểm săn mây Nậm Pố, Hang Dơi,...Nơiđâycòn giữ nguyên nét hoang sơ của núi rừng phù hợp để đầu tư thu hút khách du lịch với nhiều loạihìnhdịchvụđadạngnhưdulịch thể thao mạohiểm,khámpháthiênnhiên.
Thảm thực vật rừng của khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé mang nhiều nét đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng núi cao Tây Bắc. Biểu hiện ở các kiểu thảm thực vật:
Thảm thực vật nhiệt đới: Phân bố ở khu vực có độ cao dưới 800m so với mặt nước biển. Kiểu rừng này tập trung ở dưới chân của các đỉnh núi, dọc 2 bên các suối chính và trên sườn và đỉnh các núi thấp. Đại bộ phận là rừng thứ sinh do con người tác động tạo nên. Chiếm diện tích chủ yếu là các trạng thái rừng non phục hồi sau nương rẫy, rừng phục hồi xen lẫn tre nứa. Thành phần thực vật chủ yếu là các loài Bằng lăng cườm, Giổi, Kháo, Rè, Muồng xanh và các loài Dẻ.
Thảm thực vật rừng á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao từ 800m đến 1.800m và có diện tích khá nhiều. Địa hình nơi phân bố thường là các đỉnh núi cao trung bình. Thực vật điển hình chủ yếu là các loài cây trong các họ Magnoliaceae, Theaceae, Lauraceae, Fagaceae, Betulaceae, Araliaceae...
Trảng cỏ cây bụi sau nương rẫy và lửa rừng: Kiểu thảm thực vật này hình thành sau nương rẫy kiệt, lửa rừng và chăn thả động vật do các hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư. Phân bố thường ở đỉnh các núi cao sát với biên giới Việt – Lào.
Về đa dạng thực vật: Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có 976 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 606 chi, 172 họ trong 5 ngành. Trong đó có 33 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam và 128 loài thực vật quý, hiếm thuộc Sách Đỏ Việt Nam, Phụ lục kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ, Sách Đỏ của IUCN. Trong đó có những loài thực vật quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ của IUCN, Sách đỏ Việt Nam, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP như: Hoàng tinh Hoa trắng, Bình vôi, Chè dây (phân bố chủ yếu ở tiểu khu 84, 95, xã Leng Su Sìn); Lá Khôi, Ngũ gia bì (phân bố chủ yếu tiểu khu 177, xã Nậm Kè); Tắc kè đá (tiểu khu 82, xã Sín Thầu); Lan kim tuyến, Táu vu, Trầm hương, Chò nâu, Chò chỉ,...
Về đa dạng động vật: Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có 458 loài động vật hoang dã (trong đó, có 97 loài có giá trị bảo tồn cao thuộc Sách Đỏ của IUCN, Sách Đỏ Việt Nam, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP). Cụ thể: Thú: 79 loài thuộc 24 họ và 9 bộ; Chim: 260 loài thuộc 59 họ và 17; Bò sát: 65 loài bò sát thuộc 18 họ, 2 bộ và 54 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ. Trong đó có những loài thực vật, động vật, côn trùng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ của IUCN, Sách đỏ Việt Nam, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP như: Vượn đen tuyền Tây bắc, Vượn má trắng, Tê tê, Sóc bay lông chân, Sẻ đồng ngực vàng, Trăn đất,...
Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé (Khu dự trữ thiên nhiên duy nhất của tỉnh Điện Biên) nằm trên địa phận huyện Mường Nhé cách thành phố Hà Nội khoảng 700 km theo hướng Tây Bắc và cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 220 km, có ranh giới tiếp giáp với đường biên giới 02 quốc gia là Lào và Trung Quốc. Đặc biệt có tuyến đường lối mở A Pa Chải, huyện Mường Nhé giao thương hàng hóa với huyện Giang Thành, Trung Quốc. Là khu vực rừng đầu nguồn Sông Đà (một trong những con sông lớn, hùng vĩ nhất của đất nước), nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và được đánh giá là một trong những khu vực có hệ động, thực vật rừng đa dạng, phong phú với nhiều loài động, thực vật, côn trùng quý hiếm, đặc hữu, có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, nơi đây còn được biết đến với địa danh điểm cực Tây của Tổ quốc (cột mốc số 0), ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, có phiên chợ tại lối mở A Pa Chải là nơi giao lưu buôn bán của người dân 2 nước Việt Nam, Trung Quốc; bên cạnh đó các xã vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé và vùng phụ cận là nơi giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, có nhiều lễ hội, nhiều bản làng còn giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống. Đây là địa điểm du lịch sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm về thiên nhiên, về văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi.
Trong năm 2024 đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nghiên cứu khoa học: “Điều tra, giám sát một số loài động vật nguy cấp, quý hiếm nhằm xây dựng chương trình giám sát và đưa ra các giải pháp bảo tồn tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé”; “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé”; “Điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn một số loài thực vật đặc hữu, quý hiếm tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”
Phối hợp với các cơ quan, đơn vịtổ chức tái thả 01 cá thể Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcarratum); 06 cá thể Don (Atherurusmacrourus); 07 cá thể Khướu bạc má em nhé về môi trường sống tự nhiên trong lâm phần Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé. Cho phép 05 đoàn nghiên cứu Khoa học (1) Viện sinh thái và Bảo vệ công trình thực hiện Điều tra, thu thập mẫu mối. Kết quả: Đoàn thu được 58 mẫu mối; 20 loài thuộc 14 giống, 5 phân họ, 3 họ mối; (2) Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện Điều tra thực vật có mạch bậc cao. Kết quả: Đoàn thu được 112 số hiệu mẫu tiêu bản; (3) Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam với Viện Động vật Saint Petersburg, Liên Bang Nga) thực hiện Nghiên cứu bảo tồn Bò sát, Ếch nhái. Kết quả: Đoàn thu được 54 mẫu gồm: 37 mẫu lưỡng cư, 17 mẫu bò sát; (4) Viện dược liệu Việt Nam thực hiện Nghiên cứu, điều tra, thu thập nguồn gen cây thuốc. Kết quả: Đoàn ghi nhận được 33 loài, trong đó có 1 số loài cây dược liệu quý có tác dụng bào chế các loại thảo dược, thuốc chữa bệnh như: Thuẫn nhiều màu, Hoàng cầm hai màu, Me rừng, Thiên lý hương, Bách bộ, Củ ba mươi…(5) Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam phối hợp với (Viện Thực vật Côn Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc; Vườn Thực vật Missouri, Hoa Kỳ) thực hiện nghiên cứu tính đa dạng thực vật.
Từ những kết quả này cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé thời gian qua có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ an toàn, nguyên vẹn tài nguyên rừng hiện có, giúp công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc nghiên cứu khoa học nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé còn một số hạn chế nhất định, như: chương trình nghiên cứu khoa học mới chỉ tập trung nghiên cứu cơ bản, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn, còn ít các nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm hàng hóa để nâng cao thu nhập cho người dân; chưa đào tạo được đội ngũ viên chức chuyên môn hóa chuyên sâu theo từng lĩnh vực để chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu;4 chưa kêu gọi và thu hút được nhiều dự án quốc tế về nghiên cứu khoa học, bảo tồn loài và phát triển kinh tế vùng đệm.