• TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ TẠI KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Thời gian đăng: 22/11/2023 09:26:55 AM
  • Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé (Khu dự trữ thiên nhiên duy nhất của tỉnh Điện Biên) nằm trên địa phận huyện Mường Nhé cách thành phố Hà Nội khoảng 700 km theo hướng Tây Bắc và cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 220 km. Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có tổng diện tích là 46.730,51 ha, nằm trên địa phận các xã: Sín Thầu, Chung Chải, Leng Su Sìn, Mường Nhé và Nậm Kè của huyện Mường Nhé, có ranh giới tiếp giáp với đường biên giới 02 quốc gia là Lào và Trung Quốc. Đặc biệt có tuyến đường lối mở A Pa Chải, huyện Mường Nhé giao thương hàng hóa với huyện Giang Thành, Trung Quốc. Là khu vực rừng đầu nguồn Sông Đà (một trong những con sông lớn, hùng vĩ nhất của đất nước), nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ, thơ mộng và được đánh giá là một trong những khu vực có hệ động, thực vật rừng đa dạng, phong phú với nhiều loài động, thực vật, côn trùng quý hiếm, đặc hữu, có giá trị dự trữ, giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, nơi đây còn được biết đến với địa danh điểm cực Tây của Tổ quốc (cột mốc số 0), ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, có phiên chợ tại lối mở A Pa Chải là nơi giao lưu buôn bán của người dân 2 nước Việt Nam, Trung Quốc; bên cạnh đó các xã vùng đệm của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé và vùng phụ cận là nơi giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, có nhiều lễ hội, nhiều bản làng còn giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống. Đây là địa điểm du lịch sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm về thiên nhiên, về văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi.
  • Qua quá trình khảo sát xác định Khu dự trữ thiên nhiên nhiên Mường Nhé hiện có các điểm thăm quan, du lịch có thể thiết kế thành tuyến du lịch như:

    1.1. Điểm săn mây bản Nậm Pố

    - Vị trí: Điểm săn mây bản Nậm Pố, xã Mường Nhé, cách trung tâm huyện Mường Nhé 14 km trên quốc lộ 4H theo hướng đi thành phố Điện Biên Phủ, thuộc tiểu khu 162 và nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Men theo con đường dốc quanh co uốn lượn khoảng 3 km, du khách sẽ đặt chân đến điểm săn mây thuộc bản Nậm Pố. Thưởng thức, chiêm ngưỡng cả một biển mây cuồn cuộn tuyệt đẹp khiến bất kỳ ai đến nơi đây đều phải ngỡ ngàng. Những ngọn núi cao trùng điệp kết hợp với không khí lạnh đặc trưng của vùng núi cao tạo nên một biển mây mềm mại như thảm lụa trắng bồng bềnh, lơ lửng đến tận chân trời tạo nên một bức tranh hùng vĩ, ngút ngàn.Là địa điểm lý tưởng để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của biển mây và thích hợp với du khách muốn chinh phục những cung đường quanh co, uốn lượn. Mùa mây xuất hiện nhiều từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.

    Tỷ lệ săn mây thành công tại bản Nậm Pố khá cao vì biển mây hầu như có quanh năm. Nếu ngày hôm trước có nắng và đêm mưa thì hôm sau khả năng cao sẽ xuất hiện biển mây. Biển mây xuất hiện đẹp nhất từ 05 đến 10 giờ sáng, khi ánh bình minh hòa quyện cùng với biển mây tạo nên dải lụa mềm mại, lung linh đầy huyền ảo. Ngoài ra, vào những thời điểm không có mây du khách còn còn có thể quan sát được toàn cảnh trung tâm huyện Mường Nhé.

    - Hiện trạng: Hiện tại điểm săn mây Nậm Pố chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến điểm săn mây Nậm Pố hiện là đường mòn nên chỉ di chuyển được bằng đi bộ hoặc xe máy. Điểm săn mây Nậm Pố gần trạm quản lý, bảo vệ rừng Nậm Pố, trong tương lai khi phát triển hoạt động du lịch Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé sẽ đầu tư nâng cấp trạm để làm nơi nghỉ chân cho du khách.

    -nh-m-c-117-i-m-s-n-m-y-.jpg

    1.2. Thác Rồng 1

    - Vị trí: Thác Rồng 1 bắt đầu từ đầu nguồn suối Như Na Hồ, tiếp giáp biên giới với nước bạn Lào và suối Nậm Pắc thuộc tiểu khu 95A xã Chung Chải, nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Là một con suối tự nhiênchưacósựtácđộngcủaconngười,cóvị   tríđẹp,nằmtrongkhurừngthứsinh       có nhiều loài cây gỗ. Thác nước có chiều cao trên 2,5 m, bề ngang rộngtrên 10 m, dọc theo con Suối có nhiều tảng đá to, mặt đá phẳng, mặt nước có diện tích từ 100 - 300 m2, sâukhoảng5-7 m,nướctrongvắttạothành   điểmtắmđẹp. Để đến Thác Rồng 1 du khách xuất phát từ Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé di chuyển theo quốc lộ 4H ra trung tâm huyện Mường Nhé bằng phương tiện ô tô hoặc xe máy khoảng 3,5 km. Từ điểm tập trung tại quốc lộ 4H, từ đây du khách di chuyển bộ khoảng 2,5 km là đến vị trí thác Rồng 1.

    - Hiện trạng: Hiện tại Thác Rồng 1 chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến Thác Rồng 1 hiện đang là đường mòn nên việc di chuyển tương đối khó khăn. Trong tương lai khi phát triển hoạt động du lịch Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé phải đầu tư làm đường và xây dựng các công trình phù trợ.

    TR.jpg

    1.3. Thác Rồng 2

    - Vị trí: Thác Rồng 2 bắt đầu từ đầu nguồn suối Như Na Hồ, tiếp giáp biên giới với nước bạn Lào thuộc tiểu khu 108A xã Leng Su Sìn và tiểu khu 108C xã Chung Chải, nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Thác Rồng 2 mang vẻ đẹp hoang sơ, phù hợp để tổ chức hoạt động du lịch dã ngoại, cắm trại. Diện tích xung quanh thác rộng khoảng 2.000 m2, gồm 2 bậc thác, mỗi bậc cao 1,5 m, bãi tắm rộng 200 m2, xung quanh có nhiều loài cây gỗ. Đến với thác Rồng 2, du khách có tổ chức các hoạt động như: cắm trại, thăm quan cảnh đẹp của thác, tìm hiểu hệ sinh thái xung quanh thác, bắt cá, tắm suối,.... Để đến Thác Rồng 2 du khách có thể chọn xuất phát từ Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé di chuyển theo quốc lộ 4H ra trung tâm huyện Mường Nhé bằng phương tiện ô tô hoặc xe máy khoảng 3,5km. Từ điểm tập trung tại quốc lộ 4H, từ đây du khách di chuyển bộ khoảng 17km là đến vị trí thác Rồng 2.

    - Hiện trạng: Hiện tại Thác Rồng 2 chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến Thác Rồng 2 hiện đang là đường mòn nên việc di chuyển tương đối khó khăn. Trong tương lai khi phát triển hoạt động du lịch Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé phải đầu tư làm đường và xây dựng các công trình phù trợ.

     1.4. Điểm mốc 66

    - Vị trí: Điểm mốc 66 nằm ở độ cao 1.016 m, diện tích bằng phẳng 500 m2 tại xã Chung Chải, thuộc tiểu khu 95A, phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Từ trụ sở Ban quản lý Khu dự trữ Mường Nhé theo đường bê tông rộng 60 - 80 cm, qua 3 điểm dừng chân. Tuyến đi xuyên qua rừng thứ sinh với các loài cây chủ yếu là Dẻ và Cáng lò (Đào rừng) đường kính thân lớn từ 30 cm trở lên, thân thẳng cao trên 10 m; đến đây vào thời điểm tháng 12 âm lịch du khách có thể ngắm đào rừng nở và tham gia trải nghiệm nhặt hạt Dẻ rừng. Tại các điểm dừng chân đều gặp các cây rừng đường kính lớn trên 30 cm, với nhiều dây leo có hình dáng đẹp. Có thể đi xe máy kết hợp đi bộ và đi về trong ngày. Thích hợp tổ chức kiểu du lịch khám phá thiên nhiên, ngắm cảnh, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.

    - Hiện trạng: Hiện tại, Điểm mốc số 66 chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến điểm mốc số là đường bê tông; tuy nhiên, nếu phát triển du lịch cần được nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường; xây dựng các công trình phù trợ khác.

     1.5. Bãi tắm Phù Phang

    - Vị trí: Bãi tắm Phù Phang nằm tại xã Chung Chải, thuộc tiểu khu 95A, thuộc phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Với vẻ đẹp tự nhiên của dòng suối Nậm Ma được thiênnhiên ưu ái bantặng với làn nước trong veo, bãi cát trắng 2 bên tạo bãi tắm rộng 500 m2. Dọc suối Nậm Ma là những cánh rừng với nhiều loài cây gỗ tạo nên nét đẹp hoang sơ cho khu vực. Dukhách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang   sơ quyếnrũ củadòng suối trong lành,mátlạnhđểchìmđắmlòngmình,du   dương trong không gian thanh bình, vắnglặngcủa núirừng. Nơi đây thích hợp cho các buổi dã ngoại, cắm trại, đi bộ trekking khámphá núi rừng. Để đến với bãi tắm Phù Phang du khách có thể di chuyển từ Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé di chuyển theo quốc lộ 4H ra trung tâm huyện Mường Nhé bằng phương tiện ô tô hoặc xe máy khoảng 2km. Từ điểm tập trung tại quốc lộ 4H, từ đây du khách di chuyển bộ khoảng 1km là đến vị trí bãi tắm Phù Phang.

    - Hiện trạng: Hiện tại, bãi tắm Phù Phang chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến bãi tắm hiện là đường mòn. Trong tương lai khi phát triển hoạt động du lịch Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé phải đầu tư làm đường và xây dựng các công trình phù trợ

    1.6. Hang Dơi

    - Vị trí: Hang Dơi nằm tại xã Mường Nhé, thuộc tiểu khu 162, khoảnh 4, thuộc phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Đây là nơi trú ngụ của loài Dơi với số lượng khá lớn. Cửa hang Dơi khá hẹp, cây cối rậm rạp, bên trong hang khá rộng, nhiều tảng đá lớn, bằng phẳng khá đẹp. Tuy nhiên, địa điểm thăm quan này chỉ phù hợp với du khách thích mạo hiểm khám phá. Đường đến Hang Dơi; việc di chuyển từ Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đi theo đường 4H qua trung tâm huyện lị Mường Nhé bằng phương tiện ô tô hoặc xe máy khoảng 24km. Từ đây du khách tiếp tục di chuyển vào phân trạm quản lý, bảo vệ rừng Nậm Pố, từ phân trạm du khách đi bộ khoảng 7 km qua những con dốc quanh co uốn lượn kì bí của những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ của Khu dự trữ là đến vị trí hang Dơi để khám phá nét đẹp tự nhiên đặc trưng của nó.

    - Hiện trạng: Hiện tại, Hang Dơi chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến bãi tắm hiện là đường mòn xuyên qua rừng, độ dốc cao, hiểm trở. Trong tương lai khi phát triển hoạt động du lịch Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé phải đầu tư làm đường, các công trình phù trợ và nâng cấp trạm quản lý, bảo vệ rừng Nậm Pố để làm nơi nghỉ chân cho du khách.

    B-n-trong-Hang37.jpg

    1.7. Thác Nậm Pố Luông

    - Vị trí: Thác Nậm Pố Luông nằm tại xã Mường Nhé, thuộc tiểu khu 162, khoảnh 6, 7, thuộc phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Thác Nậm Pố Luông thuộc phân khu phục hồi sinh thái Khu dự trữ, diện tích xung quanh khoảng 5.000 m2. Thác nước cao 15 m, rộng 8m, mặt  nước 300 m2. Đến với thác Nậm Pố Luông du khách có thể khám phá vẻ đẹp của thác, tổ chức các hoạt động như cắm trại, tắm suối, bắt cá, tắm suối,...; khám phá hệ sinh thái quanh thác (đặc biệt qua thác Nậm Pố Luông du khách còn có thể thăm quan quần thể cây Pơ Mu hàng trăm năm tuổi).

    Để đến Thác Nậm Pố Luông du khách có thể di chuyển từ Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đi theo đường 4H qua trung tâm huyện Mường Nhé bằng phương tiện ô tô hoặc xe máy khoảng 24km đến trạm quản lý, bảo vệ rừng Nậm Pố. Từ đây du khách đi bộ khoảng 5,5 km qua những con dốc quanh co uốn lượn kì bí của những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ của Khu dự trữ sẽ xuất hiện thác nước trong xanh của thác Nậm Pố Luông.

    - Hiện trạng: Hiện tại, Thác Nậm Pố Luông chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến Thác Nậm Pố Luông hiện đang là đường mòn nên việc di chuyển tương đối khó khăn. Trong tương lai khi phát triển hoạt động du lịch Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé phải đầu tư nâng cấp hệ thống đường và trạm quản lý bảo vệ rừng Nậm Pố để làm nơi nghỉ chân cho du khách.

     1.8. Thác Đa tự

    - Vị trí: Thác Đa Tự nằm tại tiểu khu 82, khoảnh 7, xã Sín Thầu và tiểu khu 93, khoảnh 2, xã Leng Su Sìn thuộc phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé.

    - Mô tả: Thác Đa Tự thuộc phân khu phục hồi sinh thái của Khu dự trữ, diện tích xung quanh khoảng 6.000 m2. Thác nước cao 12 m, rộng 6m, mặt  nước 200 m2. Nước trong, mát và có quanh năm. Đến với thác Đa Tự du khách có thể khám phá vẻ đẹp của thác, tổ chức các hoạt động như cắm trại, tắm suối, bắt cá, tắm suối,...; khám phá hệ sinh thái quanh thác. Để đến với thác Đa Tự du khách phải đi bộ khoảng 3 tiếng đồng hồ men theo dọc con suối Păng Pơi, vượt qua những con dốc dài, những vách đá dựng đứng về phía Tây Nam xã Sín Thầu, xuyên qua những cánh rừng hoang sơ, kì bí (do đó địa điểm này rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm).

    - Hiện trạng: Hiện tại, Thác Đa tự chưa khai thác hoạt động du lịch nên chưa được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đường đến Thác Đa tự hiện đang là đường mòn nên việc di chuyển tương đối khó khăn. Trong tương lai khi phát triển hoạt động du lịch Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé phải đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông và các công trình phù trợ.

     1.9. Mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc (Mốc số 0)

    - Vị trí: Nằm trên đỉnh Khoang La San, có độ cao trên 1.800 m so với mực nước biển, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé, cách thành phố Ðiện Biên Phủ hơn 270 km đi theo quốc lộ 12 và 4H, cách trung tâm huyện khoảng 70 km.

    - Mô tả: Là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, A Pa Chải tiếp giáp biên giới 2 nước láng giềng Trung Quốc và Lào. Nơi đây được mệnh danh là nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe” và là mục tiêu chinh phục của du khách ưa khám phá, trải nghiệm. Khi đến địa điểm này, du khách có thể tham quan, khám phá và chụp hình với mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, trải nghiệm cảm giác trong một tích tắc có thể đặt chân lên cực Tây của tổ quốc và lên lãnh thổ của ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Đây cũng là điểm săn mây lý tưởng từ tháng 10 âm lịch năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau. Sản phẩm du lịch chính tại đây là là check in chụp ảnh tại cột mốc, dịch vụ xe ôm hay hoạt động đi bộ trong rừng. Để đến với Mốc số 0, từ Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé du khách di chuyển bằng xe máy, ô tô khoảng 60 km theo quốc lộ 4H đến Trạm Biên phòng A Pa Chải để làm thủ tục đăng ký, sau đó du khách đi xe máy, đi bộ khoảng 12km (đường đất 3km, đường ô tô đi được 5km và đường xe máy 3km) và đi bộ vượt 570 bậc để chinh phục cột mốc 0.

    - Hiện trạng: Mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốcdo Đồn Biên phòng A Pa Chải quản lý. Hiện có mốc giới để cho khách du lịch tham quan, chụp hình. Hệ thống đường lên mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc đã được tỉnh Ðiện Biên đầu tư xây dựng đường bê tông kéo dài từ Trạm Biên phòng A Pa Chải tới sát chân cột mốc, trong quá trình sử dụng chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian, thời tiết nên đang dần bị xuống cấp. Hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa được xây dựng, khách du lịch mới chỉ sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Đồn Biên phòng A Pa Chải và một số hộ dân địa phương xung quanh mang tính tự phát. Chưa có hệ thống các cửa hàng bán sản phẩm du lịch địa phương, hệ thống các nhà vệ sinh, bãi đỗ xe,…Một số dịch vụ bổ trợ khác như dẫn đoàn, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống đang được đồn biên phòng A Pa Chải thực hiện.

     1.10. Các bản văn hóa du lịch cộng đồng

    Vùng đệm Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé là nơi sinh sống của 28 cộng đồng với nhiều nét văn hoá đặc sắc. Đến với các bản, ngoài dịp chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đặc trưng vùng Tây Bắc, du khách còn có cơ hội trải nghiệm các sinh hoạt hàng ngày cùng dân bản như: tham gia chế biến các món ẩm thực truyền thống; giao lưu văn hóa văn nghệ; tìm hiểu về trang phục dân tộc hoặc tham gia trải nghiệm làm các trang phục dân tộc hoặc mặc trang phục dân tộc để chụp ảnh lưu niệm tại các địa điểm đẹp,... Qua khảo sát, đánh giá cho thấy một số các bản cộng đồng (bản Tả Kố Khừ (dân tộc Hà Nhì), bản Leng Su Sìn (dân tộc Hà Nhì), bản Nậm Là (dân tộc Mông), bản Phiêng Khan (dân tộc Thái) vùng đệm khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có thể phát triển du lịch văn hoá, cộng đồng như sau:

    a) Bản Tả Kố Khừ (dân tộc Hà Nhì):

    - Vị trí: Bản Tả Kố Khừ thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách trung tâm huyện khoảng 50 km, cách trụ sở Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé khoảng 30 km, nằm trên cung đường chinh phục cực Tây A Pa Chải.

    - Mô tả: Nằm ở trung tâm xã Sín Thầu với tứ bề là núi, đồi bao bọc, bản Tả Kố Khừ có số hộ và số dân đông nhất trong xã với 108 hộ, gần 520 nhân khẩu. Trong đó, 99% là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Người dân trong bản sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi với những loại nông sản như: lúa nương, lúa nước, ngô, gạo đỏ Hà Nhì và lá Chè Hà Nhì. Lễ hội Gạ Ma Thú của đồng bào Hà Nhì được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ngày 13/6/2019. Có rừng thiêng và có lễ cấm bản tổ chức hàng năm. Từ những nguồn tài nguyên hết sức hấp dẫn của bản, kết hợp với việc thuận lợi về giao thông nằm trên tuyến đi A Pa Chải, có không gian rộng đủ để quy hoạch điểm dừng nghỉ nên bản Tả Kố Khừ rất có tiềm năng để trở thành điểm dừng chân, điểm tham quan, du lịch trong thời gian tới. Hiện nay các sản phẩm mới đang được xây dựng và định hình thông qua quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Trong tương lai, bản sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng gồm các dịch vụ về lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, mua sắm,…

    - Hiện trạng: Hoạt động phát triển du lịch tại bản rất được chính quyền địa phương quan tâm. Đang xây dựng quy hoạch để phát triển du lịch do Hội du lịch cộng đồng Việt Nam hỗ trợ và định hướng. Chính quyền địa phương đã có kế hoạch đưa các thành viên trong bản đi tham quan mô hình làm Du lịch cộng đồng. Đã khảo sát và dự kiến có 05 hộ gia đình dự kiến làm homestay trong bản. Đã xây dựng đội văn nghệ 20 người với các bài múa truyền thống chuyên nghiệp, bài bản. Tuy nhiên về mặt quản lý cảnh quan môi trường chưa được tốt, rác thải hiện tại đang xả ra suối, chưa có điểm thu gom. Tổng quan về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại bản, cơ bản có thể đảm bảo cho phát triển du lịch từ hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống điện, nước, mạng đến hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giao lưu văn hoá văn nghệ… Để có thể giúp bản đi vào hoạt động phát triển thành điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng cần có thêm thời gian để hoàn thiện, xây dựng và bổ sung thêm các yếu tố cả về nhân lực, lẫn vật lực cho không gian của điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng này.

    b) Bản Leng Su Sìn (dân tộc Hà Nhì):

    - Vị trí: Bản Leng Su Sìn, thuộc xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, cách trung tâm huyện khoảng 33 km, cách trụ sở Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé khoảng 13 km, nằm trên cung đường chinh phục cực Tây A Pa Chải.

    - Mô tả: Bản Leng Su Sìn là nơi sinh sống của 61 hộ gia đình, với 230 nhân khẩu, trong đó 97% đều là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Người dân trong bản sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi với những loại nông sản như: lúa nương, lúa nước, ngô,.... Lễ hội Gạ Ma Thú của đồng bào Hà Nhì được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ngày 13/6/2019. Có lễ cấm bản tổ chức hàng năm. Với nguồn tài nguyên hết sức hấp dẫn của bản, kết hợp với việc thuận lợi về giao thông nằm trên tuyến đi A Pa Chải, có không gian rộng đủ để quy hoạch điểm dừng nghỉ nên cùng với bản Tả Kố Khừ, bản Leng Su Sìn rất có tiềm năng để trở thành điểm dừng chân, điểm tham quan, du lịch trong thời gian tới. Hiện nay các sản phẩm mới đang được xây dựng và định hình thông qua quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Trong tương lai, bản sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng gồm các dịch vụ về lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, mua sắm,…

    - Hiện trạng: Hoạt động phát triển du lịch tại bản đã được chính quyền địa phương quan tâm. Chính quyền địa phương đã có kế hoạch đưa các thành viên trong bản đi tham quan mô hình làm Du lịch cộng đồng. Đã khảo sát và dự kiến một số hộ gia đình tham gia phát triển homestay. Đã xây dựng đội văn nghệ biểu diễn các bài múa truyền thống chuyên nghiệp, bài bản. Tuy nhiên về mặt quản lý cảnh quan môi trường chưa được tốt, rác thải hiện tại đang xả ra suối, chưa có điểm thu gom. Tổng quan về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại bản, cơ bản có thể đảm bảo cho phát triển du lịch từ hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống điện, nước, mạng đến hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giao lưu văn hoá văn nghệ… Để có thể giúp bản đi vào hoạt động phát triển thành điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng cần có thêm thời gian để hoàn thiện, xây dựng và bổ sung thêm các yếu tố cả về nhân lực, lẫn vật lực cho không gian của điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng này

    c) Bản Nậm Là (dân tộc Mông):

    - Vị trí: Bản Nậm Là, thuộc xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, cách trung tâm huyện khoảng 4 km, cách trụ sở Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé khoảng 16 km.

    - Mô tả: Nằm ở phía Tây Bắc của xã Mường Nhé, tứ bề là núi, đồi bao bọc, bản Nậm Là có 114 hộ, với 709 nhân khẩu với phần đa là đồng bào dân tộc Mông. Người dân trong bản sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi với những loại nông sản như: lúa nương, ngô, sắn.... Qua khảo sát cho thấy các điệu múa, phong tục tập quán truyền thống vẫn được người dân trong bản gìn giữ và lưu truyền. Đến với bản du khách lịch sẽ được tham quan, khám phá không gian văn hoá người Mông với Nghệ thuật tạo hoa văn bằng sáp ong trên trang phục truyền thống rất độc đáo, mới lạ, mang tính sáng tạo, tư duy cao và hơn hết ẩn chứa rất nhiều tâm tư và công sức. Ngoài ra khách du lịch cũng có thể mua sắm, thưởng thức các sản phẩm như:.....

    - Hiện trạng: Hoạt động phát triển du lịch tại bản đã được chính quyền địa phương quan tâm. Chính quyền địa phương đã có kế hoạch đưa các thành viên trong bản đi tham quan mô hình làm Du lịch cộng đồng. Đã khảo sát và dự kiến có 07 hộ gia đình dự kiến làm homestay trong bản. Đã xây dựng đội văn nghệ 15 người với các bài múa truyền thống của dân tộc Mông. Tuy nhiên về mặt quản lý cảnh quan môi trường chưa được tốt, rác thải hiện tại đang xả ra suối, chưa có điểm thu gom. Tổng quan về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại bản, cơ bản có thể đảm bảo cho phát triển du lịch từ hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống điện, nước, mạng đến hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giao lưu văn hoá văn nghệ… Để có thể giúp bản đi vào hoạt động phát triển thành điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng cần có thêm thời gian để hoàn thiện, xây dựng và bổ sung thêm các yếu tố cả về nhân lực, lẫn vật lực cho không gian của điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng này.

    d) Bản Phiêng Kham (dân tộc Thái):

    - Vị trí: Bản Phiêng Kham, thuộc xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, cách trung tâm huyện khoảng 1 km, cách trụ sở Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé khoảng 21 km

    - Mô tả: Bản Phiêng Kham là nơi sinh sống của 5 dân tộc Thái, Dao, Mông, Kinh, Cao Lan có 55 hộ, với 154 nhân khẩu, trong đó 62% là dân tộc thái; còn lại 38% là dân tộc khác. Người dân trong bản sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi với những loại nông sản như: lúa nương, ngô, sắn....

    - Hiện trạng: Hoạt động phát triển du lịch tại bản đã được chính quyền địa phương quan tâm đưa bản Phiêng Kham là điểm phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2025 - 2030. Chính quyền địa phương và bản đã có kế hoạch đưa các thành viên trong bản đi tham quan mô hình làm Du lịch cộng đồng. Đã khảo sát và dự kiến có 07 hộ gia đình dự kiến làm homestay trong bản. Bản đã có đội văn nghệ 20 người với các bài múa truyền thống của dân tộc thái. Tuy nhiên về mặt quản lý cảnh quan môi trường chưa được tốt, rác thải hiện tại đang xả ra suối, chưa có điểm thu gom. Tổng quan về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại bản, cơ bản có thể đảm bảo cho phát triển du lịch từ hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống điện, nước, mạng đến hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giao lưu văn hoá văn nghệ… Để có thể giúp bản đi vào hoạt động phát triển thành điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng cần có thêm thời gian để hoàn thiện, xây dựng và bổ sung thêm các yếu tố cả về nhân lực, lẫn vật lực cho không gian của điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng này

    e) Bản Nậm Kè (dân tộc Cống):

    Vị trí: Bản Leng Su Sìn, thuộc xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, cách trung tâm huyện khoảng 24 km, cách trụ sở Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé khoảng 44 km.

    - Mô tả: Nằm ở trung tâm xã Nậm Kè, tứ bề là núi, đồi bao bọc, bản Nậm Kè có số hộ 88, với 446 nhân khẩu trong đó Dân tộc Cống có 69 hộ và 337 nhân khẩu chiếm 75%. Dân tốc khác như Mông, Thái, Si La chiếm 25%. Người dân trong bản sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi với những loại nông sản như: lúa nương, lúa nước, ngô,....

    - Hiện trạng: Hoạt động phát triển du lịch tại bản đã được chính quyền địa phương quan tâm. Tuy nhiên về mặt quản lý cảnh quan môi trường chưa được tốt, rác thải hiện tại đang xả ra suối, chưa có điểm thu gom. Tổng quan về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại bản, cơ bản có thể đảm bảo cho phát triển du lịch từ hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống điện, nước, mạng đến hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giao lưu văn hoá văn nghệ… Để có thể giúp bản đi vào hoạt động phát triển thành điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng cần có thêm thời gian để hoàn thiện, xây dựng và bổ sung thêm các yếu tố cả về nhân lực, lẫn vật lực cho không gian của điểm dừng chân, điểm du lịch văn hoá cộng đồng này

    2. Tiềm năng về du lịch khám phá đa dạng sinh học

    Các hoạt động dự trữ các loài động, thực vật tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé trong những năm qua đã làm giảm thiểu các nguy cơ đe dọa đến loài và đa dạng sinh học và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm du lịch gắn liền với dự trữ trong Khu dự trữ. Trong thời gian gần đây, sản phẩm du lịch quan sát đời sống động vật trong môi trường tự nhiên đang thu hút một lượng lớn khách thăm quan ở các điểm du lịch sinh thái tại Việt Nam và đem lại nguồn thu cho các đơn vị cung ứng dịch vụ. Với hệ động vật phong phú (trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Vượn đen tuyền Tây bắc, Vượn má trắng, Tê tê, Sóc bay lông chân, Sẻ đồng ngực vàng) Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch này. Qua khảo sát, điều tra tại Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé có thể thiết kế một số điểm thăm quan đa dạng sinh học như:

    - Khu vực rừng giáp ranh xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Tại tiểu khu 93, xã Sín Thầu; tiểu khu 82, xã Sín Thầu và tiểu khu 93, xã Leng Su Sìn; các khu vực này có thảm thực vật chủ yếu là rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh, rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa; rải rác có trảng cây bụi, địa hình dải núi đất xen kẽ các thung lũng.  Là nơi ghi nhận sự có mặt của 03 loài động vật nguy cấp, quý hiếm (gồm: Cầy gấm, Sơn dương và Rùa núi viền); tại đây có Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng xã Sín Thầu.

    - Khu vực rừng đầu nguồn suối Nậm Ma: Tại tiểu khu 108B, 108C, 129, 130, xã Chung Chải. Thảm thực vật chính ở đây là rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi, rải rác có rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh, trảng cây bụi; là nơi ghi nhận sự có mặt của 8 loài động vật nguy cấp, quý hiếm (gồm: Khỉ vàng, Mèo rừng, Gà tiền mặt vàng, Diều hoa miến điện, Yểng, Kỳ đà hoa, Hổ mang trung quốc); tại đây có Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng xã Mường Nhé.

    - Khu vực rừng thượng nguồn suối Nậm Nhé: Tại tiểu khu 149, 159, xã Mường Nhé. Thảm thực vật chính ở đây là rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh; rải rác có rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và trảng cây bụi. Là nơi ghi nhận sự có mặt của 3 loài động vật nguy cấp, quý hiếm (gồm: Khỉ cộc, Rắn ráo thường và Rắn ráo trâu và khả năng có sự hiện diện của các loài Vượn, Voọc xám).

    - Khu vực rừng đầu nguồn khe Nậm Kè: Tại tiểu khu 178,  xã Nậm Kè. Thảm thực vật chính ở đây gồm: Rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi, rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh; Rừng hỗn giao gỗ- tre nứa; rải rác có trảng cây bụi. Đây là nơi ghi nhận sự có mặt của một số loài động vật nguy cấp, quý hiếm, gồm: Gà tiền mặt vàng, Cắt lưng hung, Diều hoa miến điện, Cú mèo khoang cổ, Rắn, ráo thường, Rắn sọc dưa và Rắn sọc quan và Gà lôi trắng, Khướu đầu hung, Khướu ngực đốm, Bồ chiêu, Kim oanh tai bạc. Tại đây có trạm bảo vệ rừng Nậm Kè.

    3. Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá, cộng đồng

    Vùng đệm Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé là nơi sinh sống của 28 cộng đồng các dân tộc như: Hà Nhì, Mông, Thái, Cống, Sán Chỉ, Dao. Mỗi dân tộc đều có nét riêng về phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, sinh hoạt cộngđồng đã tạo nên nguồn tài nguyên văn hoá phi vật thể đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá tại các bản cộng đồng vùng đệm Khu dự trữ.

    3.1. Tiềm năng du lịch về khám phá lễ hội

    - Lễ hội Gạ Ma Thú (Lễ cúng bản) của đồng bào Hà Nhì: Lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL ngày 29/01/2019 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Hàng năm, lễ hội được tổ chức tháng 02 âm lịch vào các ngày con Hổ, con Rồng hay con Dê của tháng âm lịch nhằm mục đích ngăn ma vào bản, cầu mong người và gia súc khoẻ mạnh, sinh sôi, nảy nở, mùa màng tốt tươi. Lễ cúng tổ chức trong hai ngày, ngày đầu cúng Gạ Ma (thần trông coi bản), Thủ Tý(thần đất) ở một hòn đá, tượng trưng cho các vị thần canh một gốc cây cao phía trên bản. Ngày thứ hai, làm (Cá Tu Tu) dựng cổng ở các ngả đường vào bản để ngăn ma rừng. Cổng gồm hai cột con cắm hai bên đường nối với nhau bằng một sợi dây rừng (Ồ mé á tra), trên đó buộc các loại dao nhọn bằng gỗ, trên cột còn buộc thêm súng gỗ, giáo tre hướng chĩa ra ngoài làng, dưới chân cột còn có sọt đất (tượng trưng cho thóc) và đá (ngô) để dâng cho ma rừng. Lễ hiến Chó làm ngay trên con đường chính vào bản, các đường khác vào bản cũng làm cổng như trên và treo đuôi, chân chó hoặc cả bộ lông gà được lột da một cách cẩn thận. Một vài nơi, người ta còn khắc hình âm vật dương vật lên trên những phiến gỗ đặt cạnh đường để cầu mong sự phồn thực trong bản làng. Sau lễ cúng cấm ba ngày không cho người lạ vào bản.

    - Lễ hội Tết hoa Mào gà của người Cống tại xã Nậm Kè: Lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL ngày 29/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tết hoa Mào gà (hay Tết hoa) theo tiếng của đồng bào Cống là (Mền Loóng Phạt Ái). Tết hoa Mào gà thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hằng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Theo phong tục, trước Tết hoa chừng hơn tháng, người Cống sẽ chọn ra những sản vật ngon nhất, quý nhất của mùa vụ trong năm, như: Bí xanh, bí đỏ, khoai sọ, củ đậu, bánh chưng, gà, rượu để dâng lên thần linh và tổ tiên. Trước ngày Tết hoa Mào gà, già làng phát lệnh cấm bản (người trong và ngoài bản không được tự do ra vào). Nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát. Tết hoa Mào gà gồm hai phần: Lễ và hội. Phần lễ tổ chức tại nhà thầy cúng hoặc trưởng dòng họ. Ngay từ sáng sớm, chủ lễ mỗi gia đình sẽ lên nương hái hoa mào gà về trang trí trong nhà. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà chính là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Loại hoa này là vật mở đường cho linh hồn tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng. Màu hoa mào gà đỏ thắm, tạo nên không khí ấm áp khắp không gian lễ hội, bản làng.

    - Tết cổ truyền của Người Hà Nhì (Khu Sự Chà - Hồ Sự Chà): Người Hà Nhì không ấn định cụ thể ngày ăn Tết hàng năm mà do các già làng, trưởng bản bàn bạc và thống nhất để áp dụng cho từng năm. Dựa trên các yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa màng, khả năng kinh tế chung mà đưa ra ngày cụ thể. Thường vào khoảng tháng 11 dương lịch, Tết cổ truyền của người Hà Nhì sẽ diễn ra. Bởi đây là thời điểm nông nhàn, người dân Hà Nhì đã kết thúc mọi công việc đồng áng, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, có đủ điều kiện để ăn Tết vui vẻ. Tết của người Hà Nhì có nhiều phong tục rất thú vị, mang đậm nét đặc trưng riêng. Ngày Tết của đồng bào dân tộc Hà Nhì bắt đầu từ ngày Thìn, vào đầu hoặc giữa tháng và kéo dài trong 12 ngày (kiêng kỵ không ăn trong 2 tháng âm lịch). Nhưng chỉ ăn Tết tập trung trong 5 ngày đầu, những ngày còn lại vui chơi, nghỉ ngơi và chờ đến đúng ngày Thìn tiếp sau để cúng tổ tiên, báo cáo bước sang mùa vụ mới. Đêm đầu tiên của Tết được coi như đêm giao thừa. Đến sáng sớm ngày Thìn, nhà nhà thi nhau mổ lợn (người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy). Nhà nào mổ con lợn to chứng tỏ năm vừa qua làm ăn tốt, mùa màng bội thu. Bởi thế, những con lợn mổ Tết thường là những con lợn đã được nuôi từ 1 - 2 năm, nhiều con nặng tới hơn một tạ.

    Việc thờ cúng ngày Tết của dân tộc Hà Nhì cũng rất gọn nhẹ, không hương hoa, vàng mã, bày biện như một số dân tộc khác. Mâm cúng tổ tiên cũng rất đơn giản, chủ yếu là các sản vật do chính tay con cháu làm ra như bánh giầy, bánh trôi, rượu, muối ớt, cơm, thịt. Đặc biệt, việc cúng tổ tiên trong ngày Tết của người Hà Nhì do phụ nữ đảm nhiệm. Nơi thờ cúng bên nội của người Hà Nhì được đặt ngay bên trên đầu giường của vợ chồng gia chủ. Còn nơi thờ bên ngoại được đặt ở góc bếp.

    - Lễ cúng Tết Mùa mưa của người Hà Nhì (Dế khù chà): Là một trong bảy cái Tết lớn trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì, thường diễn ra vào cuối hè, khi cây lúa đã lên đòng, ngô gieo đã lên xanh. Được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, thể hiện sự ứng xử hài hoà giữa con người với thiên nhiên, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa. Vào ngày Tết mùa mưa nhà nào trong bản cũng dậy sớm đun nước, mổ lợn hay chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng thần. Tiếng chày giã gạo nấu cơm, làm bánh của các gia đình làm xao động cả núi rừng. Sau khi chuẩn bị xong, mọi người cùng mang lễ vật được ra bờ ruộng của một trong những người làm ruộng lúa tốt nhất trong bản để làm lễ cúng. Mâm cúng thần mưa ngày Tết, ngoài thịt lợn còn có cơm, rượu, bát chè gừng, trà, mía, chuối và hoa mào gà,… Thầy cúng phải là người có uy tín trong bản. Lễ cúng diễn ra từ sáng, lúc mặt trời đã tỏ và đến gần trưa thì kết thúc. Người Hà Nhì tin rằng vào thời điểm đó các thần linh mới lắng nghe được lời cầu khấn của họ. Sau lễ cúng, con cháu trong dòng họ đều ăn một chút lễ vật để “ lấy lộc” cầu may. Tết mùa mưa được người Hà Nhì tổ chức trong 4 ngày, đồng thời là 4 ngày kiêng kỵ. Mọi người trong gia đình không được đi làm mà chỉ vui chơi và cùng nhau ăn uống, múa hát vui vẻ. Đây cũng chính là thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động sau một năm làm lụng vất vả.

    3.2. Tiềm năng du lịch khám phá ẩm thực

    Bên cạnh lễ hội, văn hoá ẩm thực của đồng bào các dân tộc nơi đây cũng rất đa dạng, phong phú, mang hương vị riêng biệt do được chế biến từ những nguyên liệu sạch, tươi mới và các gia vị chế biến tương đối đặc biệt mang nét riêng của núi rừng thu hút du khách trải nghiệm. Một số món ăn đặc sắc tại các cộng đồng nơi đây như: Củ cải muối khô (Gồ pú gồ Chế); Cải nương muối khô (rau cải muối khô được dùng để nấu với thịt, cá); Cá chua (cá làm sạch, ướp muối, mắc khén, để 5 phút, cho vào ống nứa, phủ lớp cơm nguội trên miệng ống, nút chặt bằng lá chuối khô, khoảng 4-5 ngày, dậy mùi là nấu cá chua, xào mỡ nêm gừng); thịt, cá Bống xào với măng chua; món chua tổng hợp (được làm từ những loại thức ăn như món cháo gà, lợn và các loại thịt gà, lợn, bò, ớt, rau xanh trong ngày tết); cháo nấu với thịt gà, lợn (cháo được nấu bằng gạo đỏ, rau cải nương, hạt thảo quả cho vào nước luộc gà, lợn); các loại Châu Chấu, Cào Cào, Dế mèn, Ve sầu xào nước măng chua; trứng Kiến rang; nộm rau rừng; Chè rừng,.... Du khách có thể tham gia chế biến để tìm hiểu về văn hoá ẩm thực của các cộng đồng.

     3.3. Tiềm năng du lịch khám phá nét đẹp trang phục dân tộc

    Trang phục dân tộc của các cộng đồng sinh sống trong Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé là yếu tố độc đáo và hấp dẫn đối với khách du lịch đến Khu dự trữ thiên Mường Nhé.  Du khách có thể tìm hiểu nét độc đáo, ý nghĩa riêng của từng loại trang phục hoặc tham gia trải nghiệm làm các trang phụ dân tộc truyền thống, chụp ảnh lưu niệm với các trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng đệm.

    3.4. Tiềm năng du lịch khám phá sinh hoạt cộng đồng

    Chợ tình Nậm Pố:Tổ chức vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần và tổ chức lớn vào dịp lễ tết. Đây là 1 nét văn hóa mang đậm bản sắc của người HMông nhằm trao đổi giao thương hàng hóa giữa các bản trong vùng, đặc biệt Chợ tình Nậm Pố còn là nơi hò hẹn của những cặp trai thanh nữ tú nơi bản làng  người HMông.

    4. Một số điểm thăm quan ngoài có khả năng kết nối du lịch với Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé

    Để đa dạng hoá sản phẩm du lịch và tạo các điểm kết nối trên tuyến hành trình du lịch thành phố Điện Biên Phủ - Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé, A Pa Chải, Đề án đã điều tra, đánh giá, thu thập các tài liệu về hiện trạng các điểm du lịch tại một số khu vực ngoài Khu dự trữ. Cụ thể như sau:

    a) Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ:

    - Vị trí:Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ bao gồm nhiều điểm di tích, phân bố trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên.

    - Mô tả: Quần thể di tích bao gồm 45 điểm di tích, trong đó có 32 di tích nằm trên địa bàn TP Điện Biên Phủ. Một số điểm di tích nổi bật đang thu hút lượng lớn du khách quan tâm có thể kể đến như: Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng, Đồi A1, Đồi D1 (Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ), đồi E, Trung tâm đề kháng Him Lam, Hầm Đờ Cát, Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng (đỉnh Pú Tó Cọ). Huyện Điện Biên có 09/45 điểm, huyện Tuần Giáo có 03/45 điểm di tích thành phần thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Hiện nay, có 06/45 điểm di tích thành phần được đưa vào thu phí tham quan (Hầm Đờ cát tơ ri, Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Đường kéo pháo bằng tay, Đồi D1, đồi A1, Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng).

    Đây là những chứng tích minh chứng cho những câu chuyện lịch sử về sự hy sinh anh dũng và những đóng góp, cống hiến của các anh hùng đã ngã xuống vì quê hương đất nước. Đến đây, bên cạnh được tham quan các di tích, du khách còn có thể dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hay tham gia những trải nghiệm mang tính chất vận động như chinh phục đỉnh Pú Tó Cọ (nơi đặt Đài quan sát trong Chiến dịch Điện Biên Phủ).

    - Hiện trạng: Các di tích hiện thuộc quản lý trực tiếp của Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên. Hiện nay, tại các điểm di tích tiêu biểu của quần thể di tích đã cung cấp dịch vụ tham quan, thuyết minh, vận chuyển, mua sắm đồ lưu niệm. Do là điểm tham quan nên tại các điểm này không có cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động này được phục vụ bên ngoài di tích. Nhìn chung, di tích có thế mạnh về phát triển du lịch văn hoá lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cội nguồn. Tuy nhiên các sản phẩm du lịch còn chưa được phong phú, đa dạng, ít mang tính sáng tạo, chưa hấp dẫn đối với du khách. Hiện có 6/45 điểm di tích được đầu tư cơ bản các hạng mục: Nhà bán vé, dãy nhà bán đồ lưu niệm, khu vực nhà vệ sinh, sân để xe...  tuy nhiên diện tích nhỏ, chưa đảm bảo công năng để phục vụ du khách. Bên cạnh đó có những điểm di tích nằm xa trung tâm thành phố, hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn yếu, chưa được đầu tư nhiều.

    b) Đền thờ Liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ:

    - Vị trí: Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được xây dựng tại đồi F, liên kết với Di tích Đồi A1 nằm liền kề, khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng và trải dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

    - Mô tả: Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ có diện tích gần 50.000m2 với thiết kế độc đáo, vừa kế thừa từ kiến trúc truyền thống, vừa mang những nét hiện đại của công trình du lịch văn hóa tâm linh. Công trình này được chia thành 3 không gian chính, bao gồm: không gian dẫn nhập, không gian tĩnh tâm và không gian tâm linh. Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ là nơi để người dân và du khách bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh. Đây là điểm đến linh thiêng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cựu Chiến binh và Nhân dân.

    - Hiện trạng: Hiện nay, Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ do Ban Quản lý Di tích quản lý. Hệ thống giao thông, hạ tầng phục vụ du lịch được xây dựng khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, du lịch.

    c) Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    - Vị trí: Bảo tàng nằm ở số 279, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

    - Mô tả: Bảo tàng đã có các sản phẩm dịch vụ du lịch tham quan, thuyết minh, xem phim tư liệu với mức phí tham quan 100.000 đồng. Ngoài ra, bảo tàng cũng tổ chức hoạt động trải nghiệm dành cho các em học sinh, sinh viên mang tên “Chúng tôi làm chiến sỹ Điện Biên”. Tham gia chương trình trải nghiệm “Chúng em làm chiến sỹ Điện Biên”, các em học sinh, sinh viên sẽ được tham gia nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa như: Lễ nhập ngũ; Thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1; Xem phim tư liệu trên sa bàn; Tham quan và nghe thuyết minh về các tài liệu, hiện vật trưng bày tại Nhà trưng bày; Tham quan bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Các hoạt động trải nghiệm và trò chơi hoạt náo như: Hành quân; đẩy xe đạp thồ; đi tìm ẩn số; cướp cờ; vận chuyển bóng vượt chướng ngại vật; trải nghiệm bữa cơm chiến sĩ: Nấu cơm và các món ăn thời chiến trên bếp Hoàng Cầm; thực hiện hoạt động “Nắm cơm chiến sỹ”. Các sản phẩm lưu niệm được trưng bày, giới thiệu tuy nhiên thiếu tính độc đáo, hấp dẫn.

    - Hiện trạng: Do đã được công nhận điểm du lịch, được đầu tư quản lý bài bản nên hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ở đây tương đối tốt trong công tác phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên cần mở rộng, đầu tư, xây dựng, trang trí thêm các công trình ở không gian phía ngoài Nhà trưng bày để thu hút khách du lịch.

    d) Bản văn hoá Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ:

    - Vị trí: Bản Nà Sự thuộc xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 110 km, cách trung tâm huyện Nậm Pồ khoảng 46 km và nằm trên tuyến đường quốc lộ 4H.

    - Mô tả: Bản Nà Sự như một bán đảo được bao bọc bởi dòng suối Nậm Bai trong vắt với cánh đồng lúa bao quanh. Tính đến năm 2019, bản có 131 hộ, 588 nhân khẩu và phần lớn đều là người dân tộc Thái. Du khách khi đến đây có thể bắt gặp khoảnh khắc những làn khói lam chiều hòa quyện trên các mái nhà sàn ẩn hiện giữa màu xanh cây cối tạo nên một khung cảnh thanh bình và lãng mạn. Hầu hết ngôi nhà sàn trong bản Nà Sự vẫn giữ được bản sắc, những nét đặc trưng nhất của văn hóa Thái nên có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, Bản Nà Sự nằm sát đường đường quốc lộ 4H theo hướng đi huyện Mường Nhé nên rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng kết hợp làm điểm dừng chân cho du khách khi di chuyển từ thành phố Điện Biên Phủ đi huyện Mường Nhé.

    - Hiện trạng: Với sự nỗ lực hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương kết hợp với sự hưởng ứng và đồng lòng của quần chúng nhân dân, bản Nà Sự nói riêng và xã Chà Nưa nói chúng đã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018, điều này tạo tiền đề rất lớn cho hoạt động phát triển du lịch tại Nà Sự. Lãnh đạo địa phương luôn thể hiện quyết tâm xây dựng bản trở thành bản văn hóa tiêu biểu, đáp ứng các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Địa phương đã lập đoàn khảo sát để đánh giá lại toàn bộ các thế mạnh và những tồn tại cần phải khắc phục. Bên cạnh đó đã triển khai tuyên truyền, vận động về mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, cho các gia đình có đủ điều kiện đăng ký triển khai mô hình lưu trú cộng đồng homestay. Hệ thống đường giao thông, điện, nước, mạng viễn thông, trạm y tế của bản như hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng để phát triển thành điểm dừng chân, điểm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, cần phải có quy hoạch phát triển du lịch tổng thể để từng bước đầu tư hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, mua sắm, hệ thống nhà vệ sinh, điểm dừng chân phù hợp thế mạnh của bản.

    e) Khu di tích lịch sử Đồn Pháp:

    - Vị trí: Di tích nằm trên địa bàn bản Phiêng Kham, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé và cách trung tâm huyện khoảng 02 km. Di tích được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh Điện Biên.

    - Mô trả: Đồn Pháp được xây dựng trước năm 1945 khi Pháp chiếm đóng Lai Châu. Du khách tới đây sẽ được tham quan, khám phá cũng như tìm hiểu về lối kiến trúc Pháp, nghe thuyết minh về địa điểm ghi dấu tội ác của thực dân xâm lược cùng bè lũ tay sai bán nước đối với Nhân dân Việt Nam nói chung và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên - Lai Châu nói riêng. Đồng thời đây cũng là địa điểm ghi dấu những thắng lợi bước đầu của lực lượng biên phòng trong công tác tiêu phỉ, xây dựng chính quyền, giữ bình yên cho vùng biên giới. Công trình của di tích hiện chỉ còn sót lại cổng, 1 lô cốt, 1 gian nhà nhỏ và hiện đang bị xuống cấp. Di tích có hướng nhìn về phía trung tâm huyện, phía các bản người Thái tương đối đẹp. Di tích tương đối gần trung tâm huyện và rất thuận tiện trong việc di chuyển đến các điểm tham quan, du lịch khác của huyện.

    - Hiện trạng: Di tích chưa được quản lý và đầu tư trùng tu, tôn tạo. Công tác tuyên truyền và phổ biến ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ di tích chưa tốt, chưa thường xuyên. Việc thực hiện các nội dung công tác dự trữ mới chỉ giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, trước mắt, chưa xây dựng kế hoạch có quy mô tổng thể, lâu dài mang tính liên kết bền vững. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua di tích còn hạn chế, chưa thu hút được đối tượng thanh thiếu niên và cộng đồng địa phương.- Vị trí: Khu tưởng niệm nằm gần Đồn Biên phòng Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, trên tuyến đường di chuyển đến lối mở A Pa Chải, cách trung tâm huyện khoảng 30km.

    - Mô tả: Khu tưởng niệm Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Thọ được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đầu tư xây dựng, nâng cấp năm 2016 để tưởng nhớ người Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân bên cạnh công sức chiến đấu bảo vệ biên cương đất nước, còn có công trực tiếp tuyên truyền, vận động đồng bào Hà Nhì giữ đất, giữ làng, giữ biên giới và bắt đầu làm quen với kỹ thuật trồng lúa nước.Toàn bộ quần thể công trình này được đặt bên cạnh một hồ Sen quanh năm xanh tươi mát mắt. Đây là hồ Sen duy nhất trên núi do chính tay Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ mang từ quê nhà lên trồng khi ông công tác tại Đồn Biên phòng Leng Su Sìn.Do đó, khi đến với khu tưởng niệm, bên cạnh được tìm hiểu về người Anh hùng, liệt sĩ “Trung với Đảng, hiếu với dân”, du khách còn được đắm mình trong không gian nên thơ của khu vực hồ Sen, nay được xem là di sản để lại của Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Thọ. Đây là những yếu tố hấp dẫn du khách khi đến với khu tưởng niệm này.

    - Hiện trạng: Công trình Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ được xây dựng trên tổng diện tích 1.200m2, bao gồm các hạng mục: Tượng đài, bức phù điêu, nhà tưởng niệm và các công trình phụ trợ khác. Trong đó, điểm nhấn tượng đài là hợp khối với chân dung Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ và 3 nhân vật đại diện cho nhân dân các dân tộc vùng biên giới. Tượng đài được tạc trên chất liệu đá tự nhiên, cao 6,5m, nặng 36 tấn. Nhìn chung với cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hiện tại có thể phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Tuy nhiên cần bổ sung thêm hệ thống bán hàng lưu niệm, các sản phẩm phục vụ nhu cầu tham quan, dâng hương và làm điểm dừng chân cho khách du lịch.Hiện tại chính quyền địa phương huyện Mường Nhé, đại diện là Đồn Biên Phòng Leng Su Sìn giữ vai trò quản lý khu tưởng niệm. Công tác truyền thông và duy trì hoạt động của khu tưởng niệm còn yếu. Để phát triển, phát huy giá trị của khu tưởng niệm, chính quyền địa phương nên xem xét đến việc gắn hoạt động của khu tưởng niệm với hoạt động du lịch của địa phương. Khu tưởng niệm hiện miễn phí cho người dân địa phương và mọi khách du lịch tự do tham quan, dâng hương tưởng niệm. Chưa cung cấp dịch vụ tham quan, lưu trú cũng như dịch vụ ăn uống. Tại điểm đã có một số công trình công cộng như hệ thống nhà vệ sinh, nhà tiếp đón. Trong tương lai có thể trở thành một điểm dừng chân kết hợp với điểm du lịch văn hoá lịch sử gắn với hoạt động dâng hương, tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sỹ.

    h) Lối mở A Pa Chải:

    - Vị trí: Lối mở thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm huyện khoảng 56km về phía Tây.

    Khi đến đây, khách du lịch có thể tham quan, trải nghiệm và khám phá Chợ lối mở A Pa Chải giao thương với Chợ lối mở Long Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào các ngày mùng 3, 13, 23 dương lịch trong tháng; các bản văn hóa: A Pa Chải, Tá Miếu, Pờ Nhù Khò, Tả Kố Khừ... mang đậm bản sắc dân tộc Hà Nhì. Chính vì thế, nếu du khách đến trải nghiệm mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, có thể lưu lại vài ngày, ở Nhà khách của Ðồn Biên phòng A Pa Chải hoặc homestay để khám phá chợ lối mở, thăm bản văn hóa, tìm hiểu đời sống, phong tục, văn hóa ẩm thực của bà con Hà Nhì hiếu khách nơi đây.

    - Hiện trạng: Điểm đến này hiện đang thuộc quản lý của UBND huyện Mường Nhé; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Đồn Biên phòng A Pa Chải. Hoạt động du lịch tại đây hiện do Đồn Biên phòng A Pa Chải giám sát. Tuy nhiên sự tham gia của chính quyền địa phương huyện Mường Nhé đối với các hoạt động của khách du lịch tại đây chưa nhiều. Về phía chính quyền hiện chưa có hoạt động nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch cho địa phương. Các hoạt động của khách du lịch hiện nay chủ yếu là đến tham quan, khám phá, trải nghiệm hệ thống chợ lối mở kết hợp với các địa điểm có bản làng văn hoá, mốc giao điểm đường biên giới ba nước Viêt Nam - Lào - Trung Quốc, điểm cực Tây tổ quốc. Trước thực tế đó, trong thời gian tới khu vực lối mở có thể phát triển loại hình du lịch biên mậu, du lịch văn hoá cộng đồng. Lối mở A Pa Chải hiện đã có quy hoạch để phát triển, nâng cấp lên cửa khẩu. Tuy nhiên hiện nay các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch chưa được đầu tư, xây dựng. Nhu cầu lưu trú, ăn uống của khách du lịch hiện đang được đáp ứng chủ yếu bởi Đồn Biên phòng A Pa Chải và người dân địa phương.

  • Tác giả: Tạ Thị Phương
  • Nguồn tin:
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Đơn vị quản lý: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Đang cập nhật
  • Giấy phép số 33/GP-STTTT, cấp ngày 10/01/2020, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên cấp
  • Ghi rõ nguồn "bttnmuongnhe.org.vn" khi sử dụng lại thông tin.
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên