Phát biểu khai mạc đồng chí Đào Công Tiến – P.GĐ Ban quản lý Khu DTTN Mường Nhé nêu rõ quan điểm: “ Việc thực hiện bảo vệ, phát triển rừng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, và toàn xã hội”. Vì vậy luôn xác định nhiệm vụ quản lý bảo vệ, phát triển rừng là hết sức quan trọng.
Để hội nghị tập huấn đạt được kết quả cao, đồng chí Đào Công Tiến đề nghị các học viên phải tập trung, nghiêm túc lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu, nắm chắc, hiểu rõ các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR, bảo vệ động vật hoang dã và chính sách chi trả DVMTR để từ đó các học viên áp dụng thực hiên và tuyên truyền đến gia đình, địa phương.
Đồng thời mong muốn các đồng chí giảng viên trong quá trình truyền đạt các quy định có liên quan đến công tác bảo vệ phát triển rừng, PCCCR, bảo vệ động vật hoang dã và chính sách chi trả DVMTR với những nội dung cốt lõi, sâu sắc, dễ nhớ, dễ hiểu, sử dụng từ ngữ đơn giản phù hợp với nhiều thành phần đối tượng tham gia để các học viên được tiếp thu một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Ảnh: Đ/c Đào Công Tiến – Phó Giám đốc Ban quản lý Khu DTTN Mường Nhé phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Trong quá trình tập huấn, các học viên được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản của pháp luật về Lâm nghiệp, PCCCR, bảo vệ ĐVHD và chính sách chi trả DVMTR thông qua 03 chuyên đề gồm:
Chuyên đề 1 Tập huấn chính sách Chi trả DVMT: các học viên được tập huấn về các nội dung điều chỉnh, bổ sung liên quan đến việc thực hiện chính sách Chi trả DVMTR theo các Quy định của các cấp; Trình tự, thủ tục thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng đặc dụng; Ghi chép sổ theo dõi quản lý sử dụng tiền Chi trả DVMTR, quy chế hoạt động của các nhóm nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng.
Chuyên đề 2 Tập huấn Bảo vệ động vật hoang dã: qua chuyên đề này các học viên được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản của Pháp luật về bảo vệ ĐVHD như Luật Đa dạng sinh học 2008; Luật Lâm nghiệp 2017; Nghị định số 06/2019/NĐ – CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 64/2019/ NĐ-CP; Nghị định 35/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP; Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngoài ra các học viên còn được tuyên truyền về thực trạng, cách nhận biết, bảo vệ một số loài ĐVHD trong lâm phần Khu DTTN Mường Nhé.
Chuyên đề 3 Tập huấn Pháp luật về Lâm nghiệp: các học viên được tập huấn bao gồm một số nội dung về bảo vệ rừng, PCCCR, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp quy định trong các Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật Lâm nghiệp, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; Nghị định 35/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP.
Ảnh: Các học viên cùng giảng viên trao đổi, giải đáp những nội dung chưa hiểu trong quá trình học
Qua 5 lớp tập huấn giúp 200 học viên hiểu rõ và nắm vững được những quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các chỉ thị có liên quan về công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, PCCCR, bảo vệ động vật hoang dã, chính sách chi trả DVMTR. Đồng thời qua lớp tập huấn các học viên đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi học viên là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác bảo vệ phát triển rừng, PCCCR và bảo vệ động vật hoang dã tại địa phương.