• Thông báo "Mời tham gia đầu tư Dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé"
  • Thời gian đăng: 12/05/2023 10:41:08 AM
  • Ngày 10/5/2023 Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé ban hành Thông báo "Mời tham gia đầu tư Dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé"
  • Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Mường Nhé nằm trên địa giới hành chính của 5 xã huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 220 km về hướng Tây Bắc. Khu BTTN Mường Nhé có tổng diện tích tự nhiên 46.730,51 ha, được đánh giá là một trong những Khu bảo tồn thiên nhiên có đa dạng sinh học lớn của Việt Nam với 1.811 loài động vật và 976 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 606 chi, 172 họ trong 5 ngành. Trong đó có 33 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam và 128 loài thực vật quý, hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và sách đỏ Thế giới; Có 458 loài động vật hoang dã (trong đó có 97 loài có giá tri bảo tồn cao thuộc sách đỏ của IUNC, sách đỏ Việt Nam; Có 79 loài thú thuộc 24 họ và 9 bộ; có 260 loài chim thuộc 59 loài và 17 họ, 2 bộ. nhiều nhóm loài có giá trị cho khoa học và đời sống như Cu li, Khỉ mốc, Khỉ cộc, Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Vọoc xám, Vượn đen má trắng; Mèo rừng, Báo gấm, Báo hoa mai,…

    Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, Khu BTTN Mường Nhé còn là khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh và những dãy núi Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, với đỉnh cao nhất là Pu Pá Kun cao 1.892m Phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung là các dãy núi Phú Ta Long San, Phú Tu Na với cao đỉnh 1.405 m Phía Đông Nam thuộc địa phận của xã Nậm Kè là các dông núi có độ cao trung bình trên 1000 m. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi thấp. Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao với đồi núi thấp và bằng nên chứa đựng giá trị cao về hệ sinh thái rừng, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học với nhiều loài động, thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu. Phần lớn địa hình núi cao và núi trung bình, với hệ thống thủy văn khá phong phú tạo nên nhiều thác tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng: Thác Rồng 1, Thác Rồng 2, Thác Đa tự (đầu nguồn suối Păng Pơi), suối Nậm Ma, bãi tắm Phù Phang, điểm săn mây Nậm Pố, Hang Dơi,... Nơi đây còn giữ nguyên nét hoang sơ của núi rừng phù hợp để đầu tư thu hút khách du lịch với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng như du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá thiên nhiên.…

    Các bản vùng đệm Khu BTTN Mường Nhé cũng là nơi gìn giữ các giá trị truyền thống văn hóa, với nhiều lễ hội đặc trưng và giàu bản sắc dân tộc như: Lễ hội Gạ Ma Thú (Lễ cúng bản), Khụ Sự Chà – (Tết cổ truyền), Dế Khụ Chà (Tết Mùa mưa) của người Hà Nhì; Lễ hội Tết hoa Mào gà của người dân tộc Cống tại xã Nậm Kè,…

    Với những giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, giàu bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống – lịch sử của người dân tộc Hà Nhì, Dân tộc Cống và chợ phiên lối mở A Pa Chải vào các ngày 03, 13, 23 hàng tháng, Mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc Cực Tây của Tổ quốc (Mốc số 0). Căn cứ Quyết định số 2359/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2022- 2030; Quyết định số 3410/QĐ-UBND, ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé giai đoạn 2021-2030. Ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé thông báo đến các tổ chức, cá nhân nhà đầu tư trong nước về các khu vực cho thuê môi trường rừng đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo nội dung Đề án có thông báo kèm theo như sau:2-Thong-bao-thu-hut-dau-tu-ban-sua-24-thang-4-nam-2024-_tiendcmn-10-05-2023_11h11p54-10-05-2023_14h20p30-_signed.pdf

  • Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
  • Chi bộ Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé tổ chức sinh hoạt chuyên đề: “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và triển khai mô hình 5N.
  • Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
  • ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ VIỆC “THỰC HIỆN GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP; CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG GIAI ĐOẠN 2019-2023, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN LÀM VIỆC BAN QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Sín Thầu làm tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng nhờ thực hiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn
  • Hưởng ứng ngày quốc tế về rừng năm 2024
  • BAN QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG MÙA KHÔ 2024
  • Chi bộ Ban Quản lý khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé tổ chức Hội nghị học tập quán triệt nội dung bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; triển khai mô hình cán bộ đảng viên 5N.
  • Kế hoạch triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • Hội nghị Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng năm 2023
  • Trang: 
  • 31-40 of 98<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  >
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ
  • Đơn vị quản lý: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Đang cập nhật
  • Giấy phép số 33/GP-STTTT, cấp ngày 10/01/2020, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên cấp
  • Ghi rõ nguồn "bttnmuongnhe.org.vn" khi sử dụng lại thông tin.
  • Thiết kế bởi - Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên